Sau vài ngày cắm hoa chúng ta có thể thấy sự đổi màu của thân cây của một vài loại hoa, tất nhiên, chúng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bình hoa thủy tinh và hoa sẽ bị coi là cũ. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự đổi màu thân hoa:
– Độ pH của nước thấp: độ pH tối ưu của nước trong bình cắm là từ pH 3.5 đến 4.0 cho hầu hết các loại hoa. Đặc thù riêng với thân cây mềm như đồng tiền, mao lương,… việc đổi màu thân cây có thể thường xuyên gặp hơn, tuy nhiên, nhìn chung việc thân cây đổi màu này không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình hoa vì mô vẫn còn nguyên vẹn.
– Chất diệt khuẩn mạnh (Clo)/… một số người dùng thường thêm vào bình/nước cắm hoa. Hóa tính này rất mạnh đối với các mô thực vật và do đó phải được định lượng cực kỳ chính xác vì dùng quá liều sẽ gây ra hiện tượng thân cây có màu nâu/ vàng không thể phục hồi. Sự biến màu và hư hỏng của mô thân do clo có tác động tiêu cực đến tuổi thọ của bình hoa.
– Chất hoạt động bề mặt: chất hoạt động bề mặt thường được sử dụng để tăng khả năng hút nước. Những sản phẩm này hòa tan lớp sáp trên thân cây. Mặc dù thân cây bị đổi màu nhưng điều này không ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của bình hoa.
– Vi sinh vật: sự phát triển mạnh của vi sinh vật, chẳng hạn như trong bình cắm nhiều hoa, hoặc bình bị bẩn nhưng vệ sinh chưa sạch hoặc đặc biệt là với hoa, cành và bó hoa bị hư hại, sẽ gây ra sự đổi màu của thân mềm và ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của bình hoa.
Làm thế nào để phòng tránh/ hạn chế:
– Cọ và rửa sạch bình cắm trước và sau khi sử dụng
– Cắt xéo gốc từ 3-10 cm tùy thuộc độ dài của hoa
– Sử dụng nước cắm hoa Mika pha sẵn/ dưỡng hoa Hana pha đúng liều lượng theo hướng dẫn như 1 phương án hiệu quả để duy trì độ khỏe và bền của hoa khi cắm bình
– Đối với hoa thân mềm nhạy cảm dễ bị vàng thân như đồng tiền, mao lương…không cần cắm nước quá nhiều, chỉ cần ngập gốc ngắn 5-10 cm và theo dõi sau 3-5 ngày cắt phần gốc ngập và chêm thêm nước dưỡng vì việc đổi màu thân cây dường như khó tránh khỏi, chỉ là mức độ ít hay nhiều.